Chúng ta thường nghe câu “phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí” trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên không nhiều người hiểu được tường tận ý nghĩa của câu nói cũng như vận dụng chúng đúng cách. Vậy hôm nay, hãy cùng THANHMAIHSK lý giải ý nghĩa câu nói này ngay sau đây nhé.
Ý nghĩa của phúc bất trùng lai
Ai cũng mong mình gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống. May mắn xảy ra chưa bao giờ là đủ. Vì vậy, các cụ có câu “phúc bất trùng lai” ý chỉ may mắn không đến nhiều lần. May mắn chỉ đến một lần, những lần sau sẽ không được như vậy. Thay vì trông chờ may mắn, hãy cố gắng tận dụng, không được lãng phí thời gian.
Ý nghĩa họa vô đơn chí
Trái nghĩa với phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí ý chỉ những điều xui xẻo thường kéo đến dồn dập. Tâm lý chúng ta luôn cảm thấy bất an, lo lắng với những chuyện xấu xảy đến với mình. Vì vậy, bạn phải luôn cẩn trọng trong mọi hành động, lời nói. Đừng để xảy ra những hậu quả, tai ương nối tiếp mới hối hận không kịp.
Ý nghĩa cả câu “Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí”
Câu nói mang ý nghĩa ám chỉ những điều may mắn không dễ dàng đến lần hai. Tuy nhiên, nếu bạn đã dính đen đủi, những điều bất hạnh, tai ương sẽ lần lượt dội xuống. Câu nói mang ý nghĩa họa dễ đến hơn phúc, làm người phải biết cẩn trọng, tránh rước họa vào thân.
Ngoài ra, câu nói cũng nhắc nhở con người ta về những tai họa từ miệng đem đến. Đây là đức và nghiệp của một người. Đức chiêu mời phúc, nghiệp đưa tới họa. Người có tâm tình tốt lành, hiền hòa, tu tâm dưỡng tính ắt sau này sẽ gặp nhiều phúc đức. Ngược lại, người luôn coi mình trên cơ kẻ khác, rắp tâm hãm hại thì sau này sẽ gặp báo ứng.
Cách tu dưỡng khẩu đức cho bản thân
Miệng nhả hoa hồng, miệng cũng có thể nhả dao găm. Cuộc sống khó lường, nay đây mai đó. Không ai biết trước tương lai mình sẽ ra sao. Vì vậy, việc cần làm ngay từ bây giờ là tu nhân dưỡng tính, tích tâm tích đức. Mà khẩu đức là thứ con người cần luyện cả đời. Những người thông minh nên biết cái gì nên nói, cái gì không nên nói. Những thứ không nên nói bao gồm
Nhiều lời, lắm lời
Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Vì vậy, tránh nên nói nhiều, nói dai gây lỡ lời, ắt có sai sót. Mặc Tử từng nói: “Chỉ vào những lúc hợp lý nhất, ta cất tiếng nói, như vậy lời nói mới có tác dụng mà thôi.” Người thông minh, hiểu chuyện nên biết lựa thời điểm cất tiếng nói. Trước khi nói, cần suy nghĩ thấu đáo tránh mất lòng người đối diện.
Nói năng tùy tiện
Lời nói khi ra ngoài thì không thể sửa được. Như bát nước hắt đi khó lòng lấy lại. Vì vậy, tránh nói năng tùy tiện, khinh suất để không gặp điều chỉ trích, xấu hổ. Bên cạnh đó, không nên dễ dàng hứa hẹn, thề thốt khi không chắc chắn mình sẽ hoàn thành được. Nếu thất hứa, chẳng phải bạn là người bội tín hay sao.
Cuồng ngôn, trực ngôn
Lời nói cuồng ngôn thường khiến người ta có cái kết không mấy tốt đẹp. Cuồng ngôn gây ra sự khó chịu, thiếu hài lòng cũng như gây thù hận khi không biết điểm dừng. Bên cạnh đó, trực ngôn- những lời lẽ thẳng thắn đôi khi cũng dễ gây đối phương mất lòng. Thay vì nói thẳng, xoi mói điểm xấu của họ, hãy góp ý một cách khéo léo, mềm mại hơn. Đừng chỉ vì một khoảnh khắc bồng bột mà rạn nứt mối quan hệ đôi bên.
Tận ngôn, ác ngôn
Những lời lẽ ác độc, dồn người ta vào đường cùng ắt không phải điều tốt đẹp. Khi nói chuyện, phải chăng những lời lẽ mềm mại, khéo léo sẽ thắt chặt thêm mối quan hệ hay sao. Tổn thương tinh thần còn khó lành hơn vết thương thể xác. Bạn nên lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Tiết lộ chuyện bí mật
Ai cũng có những bí mật của riêng mình. Tuy nhiên, chẳng ai thích mọi người bàn tán, chỉ trỏ hay bêu rếu những bí mật đó. Tiết lộ chuyện bí mật cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp là điều vô cùng nghiêm trọng. Khi bạn chỉ biết một phần sự thật, đừng nên bêu rếu, thêm mắm dặm muối làm ô uế danh tính của người khác. Nếu không, hậu quả sẽ thật khôn lường.
Lời nói kiêu căng, phẫn nộ hay xàm ngôn
Sống trong cuộc sống, thật khó có thể so sánh ai hơn ai. Những lời kiêu căng của bạn hôm nay có thể dẫn đến những kết cục xấu ngày mai. Bên cạnh đó, nói xấu sau lưng người khác, tung tin đồn nhảm hay chỉ trích người ta khi mình phẫn nộ cũng chỉ mang lại cái hả hê tức thời. Đến khi bạn nhận ra, có lẽ mọi việc đã đi đến nước không thể cứu vãn.
Phúc bất trùng lai, họa vô đơn chí. Sống trên đời, để gặp nhiều may mắn và tránh các tai ương, việc quan trọng nhất là tu tâm tu tính, giúp đỡ mọi người và làm nhiều điều phúc. Có như vậy, khi họa đến ta mới tai qua nạn khỏi. Hãy chú ý lời nói của mình, đừng để lỡ lời mà gây ra những hậu quả xấu.
Xem thêm:
- [Thành ngữ tiếng Trung] Lý giải ý nghĩa câu “Vạn sự khởi đầu nan”
- Giải nghĩa ý nghĩa “Dĩ hòa vi quý” và hiểu sâu ý đồ của cao nhân
- Giải nghĩa và nguồn gốc thành ngữ “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”
Tham khảo ngay các khóa học tiếng Trung tại THANHMAIHSK để học tập thêm nhiều thành ngữ tiếng Trung hay và ý nghĩa