Đọc hiểu là nguồn để dạy viết ( Phần 1)

Đối với những bạn mới học tiếng Trung, việc học viết rất quan trọng. Nhưng đại đa số các bạn lại e ngại hoặc không chủ động luyện tập. Việc biểu đạt bằng bút ngữ khó khăn, không diễn đạt hết hoặc câu văn không mạch lạc trong sáng. Nguyên nhân sâu xa của hiện tượng này chủ yếu là do: vốn từ, cách thức diễn đạt và cảm hứng viết. Đối với một số người học tiếng Trung khả năng diễn đạt bằng tiếng mẹ đẻ, nguồn cảm hứng viết rất phong phú nhưng bằng tiếng Trung lại rất hạn chế, đối với một số khác khơi nguồn cảm hứng viết lại rất khó khăn.

Coi đọc hiểu là khâu hấp thụ, viết là khâu truyền đạt, cả hai khâu gắn bó thống nhất với nhau trong một quá trình. Lấy đọc hiểu làm nguồn để huấn luyện viết là một phương pháp luận được đưa ra bàn luận từ đã lâu trong rất nhiều nghiên cứu khoa học.

Những ưu điểm của phương pháp kết hợp đọc hiểu và đọc viết

creative-office-bookend-cd136
Ưu điểm của phương pháp kết hợp đọc hiểu và dạy viết
  • Trước đây khi dạy đọc viết, người dạy áp dụng song song hai giáo trình. Một giáo trình học đọc vào nửa giờ đầu, giáo trình khác học viết vào nửa giờ sau. Như vậy, lúc học viết người dạy và người học lại dành một khoảng thời gian nhất định để tiếp xúc và làm quen với bài học viết, thời gian luyện viết sẽ bị thu hẹp, sự tập trung và suy nghĩ của người học cũng bị hạn chế. Ngày nay, việc kết hợp giảng dạy đọc- viết diễn ra trong cùng một buổi học, người học vừa tiếp xúc và hiểu nội dung bài đọc, nắm được lượng từ vững, mẫu câu, cách biểu đạt hay, có hứng thú nhất định về vấn đề nêu ra trong bài, nên khi chuyển sang học viết, những vấn đề đề cập trong bài đọc và những ngữ liệu tận dụng được trong bài đọc còn rất mới, dễ áp dụng, liên hệ và cảm thấy việc viết dễ dàng, không mất nhiều thời gian.
  • Nhìn một cách bao quát, tận dụng bài đọc hiểu để học viết tạo nên một quá trình học tập ngoại ngữ hoàn chỉnh, hấp thụ kiến thức – biểu đạt, giúp cho người đọc có tinh thần tập trung tốt hơn , không dám lơ là bất cứ nội dung nào của bài học.

Theo nghiên cứu khoa học của Ths Nguyễn Thị Hảo – Giảng viên Đại học Hà Nội.

Đọc tiếp: Dạy học tiếng Trung: Đọc hiểu- nguồn để dạy viết. ( Phần 2)

———————————————

>>> CAC BAI TUONG TU

tiengtrunghsk.vn/nhung-kho-khan-khi-hoc-tieng-trung/

Rèn luyện kĩ năng viết ở giai đoạn thực hành tiếng ( phần 2)

ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY


Tham gia bình luận:

Đăng

nhận

vấn
ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY