Khi học tiếng Trung, có lẽ thử thách lớn nhất đối với các bạn chính là chữ Trung Quốc. Bài viết trước, THANHMAIHSK đã giới thiệu với các bạn về một số phương pháp ghi nhớ chữ Trung Quốc. Hôm nay, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm phần 2. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học chữ Trung Quốc. (Bài viết có tham khảo tài liệu nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa tiếng Trung đại học Hà Nội)
4. Ghi nhớ các bộ thủ cơ bản và quy tắc viết.
Như chúng ta đã biết chữ Trung Quốc là chữ tượng hình được chia làm hai loại. Đó là chữ đơn thể (人,口,女,手,…) và chữ hợp thể (你,难,笑,男,…). Chữ hợp thể chiếm đa số trong tiếng Trung. Chúng thường có kết cấu trái – phải, trên – dưới, ngoài – trong, một phần biểu nghĩa, một phần biểu âm đọc. Từ đó chỉ cần nhìn chữ chúng ta sẽ có thể đoán được nghãi và cách đọc của từ.
Ở đây chúng ta cũng cần tìm hiểu bộ thủ là gì? Và học bộ thủ thì có lợi ích gì?
“Bộ thủ: là thành phần cốt yếu của chữ Trung Quốc. Trong tiếng Trung có tất cả 214 bộ thủ. Phần lớn những bộ thủ này không thể phân tách ra nữa nếu không chúng sẽ trở nên vô nghĩa. Vì vậy muốn học tốt chữ Trung Quốc chúng ta nên học thuộc các bộ thủ..
Học thuộc các bộ thủ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Khi bạn không biết cách đọc một từ, bạn có thể tra bộ thủ để hiểu nghĩa của từ. Như đã nói ở trên chữ hợp thể chiếm hần lớn trong tiếng Trung. Vì vậy có những chữ được ghép từ hai hoặc nhiều bộ thủ lại với nhau. Vì vậy học thuộc bộ thủ cũng là một cách để ghi nhớ chữ Trung Quốc.
Phương pháp chiết tự (chẻ chữ, phân tích chữ) là một cách nhớ chữ Trung Quốc nhanh và hiệu quả.
Vd: Chữ “休“ nghĩa là nghỉ ngơi, chữ này được ghép từ chữ “人” : người và chữ “木”: gốc cây. Có nghãi là khi người ta làm việc mệt nhọc thì ngồi nghỉ tại gốc cây.
Đoán nghĩa của chữ dựa vào bộ thủ: Khi biết bộ thủ chúng ta có thể đoán được phần nào nghĩa của từ.
Vd: Những từ có bộ “水” thì thường liên quan đến nước, sông, hồ,…, bộ “心、忄” thường liên quan đến tình cảm, cảm xúc,…
Mỗi bộ thủ đều mang một ý nghĩa riêng, vì vậy chúng ta nên chú tâm học thuộc các bộ thủ để giúp ích cho việc học chữ Trung Quốc của chúng ta.
5. Ghi nhớ chữ tượng hình và chữ hội ý.
Trong tổng số chữ Trung Quốc có những chữ mô phỏng theo hình dáng của sự vật. Đó là những hình vẽ, kiểu phác thảo những vật có thể thấy bằng mắt. Ví dụ như mặt trăng, mặt trời, con ngựa,… Tính chất tượng hình của chữ Trung Quốc nằm ở chữ độc thể. Đó cũng là các bộ chữ, tạo trực quan sinh động cho người học.
Vd: “月”: Mặt trăng; “日”: Mặt trời; “水”: Nước,…
Chữ hội ý và chữ chỉ sự là loại chữ thể hiện lối tư duy trí tuệ của người xưa.
Vd: “木” có nghĩa là cây, 2 chữ “木”sẽ tạo thành chữ “林”. Chữ “好”nghĩa là tốt được ghép từ chữ “女”và chữ“子”. Ý chỉ người phụ nữ sinh được con trai là việc tốt.
Ghi nhớ qua chữ hình thanh: là loại chữ được cấu tạo theo cách kết hợp giữa bộ thủ biểu thị âm thanh và bộ thủ biểu thị ý nghĩa.
Vd: 青-情-清-请。
Với vài bí kíp này, bạn có thể áp dụng để ghi nhớ chữ Hán, vừa dễ nhớ mà còn nhớ được lâu thông qua hình ảnh. Hoc tieng Hoa không còn quá khó khăn với bạn bởi đã có chúng tớ đồng hành cùng rồi.
Xem thêm:
- Các phương pháp ghi nhớ chữ Hán hiệu quả (Phần 1)
- Các phương pháp ghi nhớ chữ Hán hiệu quả (Phần 3)
- Yêu và hiểu chữ Hán (P1):Nguyên tắc tạo CHỮ HÁN (汉字)
Hãy đăng ký ngay cho mình một khóa học tại một trung tâm tiếng Trung tốt để tìm thêm cho mình thật nhiều người bạn đồng hành nha!