Với đặc điểm là chữ tượng hình, mỗi chữ Hán đều mang một ý nghĩa, một ẩn ý mà người xưa muốn gửi gắm. Trong vô số chữ Hán mà trung tâm tiếng Trung THANHMAIHSK cùng bạn tìm hiểu đều đem lại những kiến thức vô cùng quý giá. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về chữ Địa trong tiếng Hán nhé!
Tìm hiểu chữ Địa trong tiếng Hán
Giải nghĩa chữ Địa 地
Âm Hán Việt: địa
Tổng nét: 6
Bộ: thổ 土
Giải nghĩa
1. Đất, muôn vật cõi đời sinh trưởng trên đó
Ví dụ: 大地 đất lớn, 天地 trời đất, 地心 tâm trái đất.
2. Vị trí, cái ngôi của mình được tới, vị thế.
Ví dụ: 地位 vị trí (ở nơi nào đó), 易地而處 ở vào địa vị (người khác). Trong phép Phật chia ra mười ngôi bồ-tát gọi là “thập địa” 十地 để định rõ chỗ tu hơn kém nhau.
3. Đường
Ví dụ: 二十里地 Hai mươi dặm đường;
Bên cạnh đó, chữ địa trong tiếng Trung cũng có rất nhiều nghĩa biến thể từ các nghĩa trên.
Thổ Công, thổ địa trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam
- Nguồn gốc
Người Việt xưa cho rằng có một vị thần cai quản đất đai, nắm rõ mọi việc xảy ra, chính vì vậy, ở một số bộ phim như Tây Du Ký, khi cần hỏi về sự tình thì Tôn Ngộ Không luôn gọi thần thổ địa lên.
Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần hoặc Xã thần), là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản một vùng đất nào đó. người ta cho rằng, Thổ công rất thích đùa nghịch với trẻ con và rất thích ăn tỏi.
Người Việt có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, nghĩa là theo niềm tin thì ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai quản ở đó. Đối với tín ngưỡng thờ kính Thổ công, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì người ta thường cúng vị thần này qua lễ động thổ.
Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Một số giả thuyết cho rằng Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo quân (hay Sự tích ba ông đầu rau). Người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua bếp), người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn). Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.
Riêng người Việt thì coi Ông Địa như một vị thần hể hả, bình dân, mập mạp, bụng phệ. Ông Địa ăn mặc xuề xòa, có khi ở trần, tay cầm quạt lá, tướng tốt vì lúc nào cũng vui cười. Vị thần này dễ tính nên khấn vái không cầu kỳ, chỉ nải chuối cũng đủ.
Ông Địa của người Việt thường xuất hiện mỗi khi múa lân, coi như một năng lực cân bằng thú tính của con lân hay sư tử, thuần hóa nó thành một con vật mang điềm tốt lành. Có nơi còn nhập Ông Địa và Phật Di Lặc là một.
- Tín ngưỡng thờ cúng
Theo niềm tin, Thổ Công là một trong những vị thần quan trọng trong gia đình, bên cạnh Táo quân. Đứng ở ngoài nhìn vào: Bát hương thờ Thổ công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia Tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về. Việc cúng Thổ công Cũng là 1 vấn đè khá lý thú với người Việt Nam ta. Những người Hoa Kiều và một số người miền nam thường khi cúng thổ công thì ăn trước một miếng trước bàn thờ thổ công (vì theo một vài sự tích thì thổ công bị đầu độc nên chết, nên ông rất sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn), còn người miền bắc thì họ vẫn cúng như bình thường.
Người ta cúng Thổ Công vào ngày 1,15 (âm lịch) và các dịp lễ Tết khác.
Thổ là đất, có mặt khắp nơi, có cứng có mềm, có cao có thấp, vì vậy mới sinh ra đồng bằng rồi đồi núi, thổ chứa đựng và nuôi dưỡng vạn vật nên hành thổ rất quan trọng. Thế mới có câu “tứ tượng, ngũ hành toàn tại thổ”.
Tìm hiểu yếu tố thổ trong ngũ hành
Đất (thổ) nằm trong ngũ hành tương sinh: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ tạo nên sự vận hành của vũ trụ, cho thấy tầm quan trọng rất lớn của đất đến đời sống vật chất và tinh thần.
- Trong ngũ hành tương sinh:
– Hỏa sinh Thổ: Cái nóng của Hỏa khi đốt cháy Mộc sẽ biến thành tro tức là Thổ
– Thổ sinh Kim: Thổ là đất, là núi nghĩa là trong núi lúc nào cũng sẽ có đá. Kim ẩn tàng trong đá nên nói là Thổ sinh Kim
- Trong ngũ hành tương khắc
– Mộc khắc Thổ: do cây cối hút hết chất dinh dưỡng làm đất trở nên khô cằn
– Thổ khắc Thủy: Nước có thể bị đất hút đi, bị chặn lại khi đang chảy
- Đức tính của Thổ
Thổ chủ về đức tín. Thổ là “giá sắt”. Trồng trọt là “giá”, thu hoạch là “sắt”. Đất có thể chứa muôn vật, có chức năng sinh hóa và dưỡng dục nên là mẹ của muôn vật. Vì là mẹ nê có tính đôn hậu.
Chính vì vậy, thổ đại diện cho sự trường tồn, ổn định và nhà, là vững chắc, mang lại cảm giác an toàn và hỗ trợ nền tảng. Nó củng cố cảm giác an toàn và thêm cảm giác thoải mái từ bên trong.
Trên đây là ý nghĩa của chữ địa trong tiếng Hán và một số những khái niệm liên quan đến đất. Hi vọng sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích khi học tiếng Trung Quốc..
Xem thêm: