Tản mạn: Vai trò của tiếng Trung với người Việt Nam

Trong khi nhiều người Việt Nam tẩy chay “đồ Tàu”, thậm chí nghe đến “tiếng Tàu” là nhăn mặt, thì có nhiều người sẵn sàng đi ngược định kiến và yêu thích học thứ ngôn ngữ này. Lý do khác nhau nhưng điểm chung là họ thấu hiểu vai trò của tiếng Trung đối với vận mệnh của mình và những người xung quanh.

Tiếng Trung mở cánh cửa đến kho tàng văn hóa truyền thống

Không nói ra hẳn ai cũng biết, trải qua lịch sử 4000 năm của Việt Nam, chúng ta được kế thừa một kho tàng tri thức từ khoa học, lịch sử, tư tưởng,  … phong phú và giàu có, mà đa phần trong số đó được viết bằng chữ Hán.

Bạn đã bao giờ thắc mắc hay hỏi những người cao tuổi về ý nghĩa của đôi câu đối, hay bức hoành phi treo ở nhà thờ tổ? Bạn đã bao giờ tò mò tại sao người ta nâng niu những chữ được ông đồ viết tặng ngày xuân? Nếu biết tiếng Trung, biết ý nghĩa của những con chữ tượng hình, có dịp giải đố chiết tự, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng và thán phục tư duy và những triết lý sâu xa của người xưa. Nếu biết tiếng Trung, chúng ta sẽ trở nên tò mò hơn, quan sát tinh tế hơn và cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của nền văn hóa, tài sản quý giá mà chúng ta đang sở hữu.

Vai trò của tiếng Trung Quốc - hiểu về văn hóa truyền thống Việt Nam
Biết tiếng Trung – thêm yêu vẻ đẹp của văn hóa Việt (Ảnh: Internet)

Tiếng Trung là vũ khí để người Việt tự bảo vệ mình

Trong giai đoạn quan hệ Việt – Trung đang tương đối “nhạy cảm”, việc trang bị vốn tiếng Trung giúp chúng ta tỉnh táo, hiểu biết hơn để làm chủ mọi tình huống bất ngờ. Vài năm trước, trên Dân Trí có đăng câu chuyện về ông bố có con bị bắt sang Trung Quốc. Ông đã quyết tâm học tiếng Trung để lặn lội sang xứ người tìm con. Nhờ sự quyết tâm đó, không những ông tìm được thấy con mình, mà còn giúp được gia đình khác tìm thấy con họ. Quả thực nếu không trang bị vốn tiếng Trung, trong nhiều trường hợp không may mắn, người Việt Nam khó có thể tự bảo vệ mình.

Đơn giản nhất là việc có thể đọc hiểu nhãn mác, bao bì để sử dụng đúng cách những vật dụng, sản phẩm xuất xứ Trung Quốc đang có trong nhà, nhất là khi những sản phẩm đó không được kèm nhãn phụ tiếng Việt. Bạn T. ở Nam Định kể: “Tết vừa rồi, chú thím mình ở Lai Châu về có biếu ông bà chiếc đệm sưởi và lò sưởi ấm mùa đông. Cả nhà ai cũng lo lắng vì mấy đồ này không có hướng dẫn sử dụng tiếng Việt, mà người già nhiều khi không cẩn thận, không biết được việc gì có thể xảy ra. May mà mình biết một chút tiếng Trung, nên cũng nắm được sơ sơ những lưu ý ghi trên sản phẩm và giải thích lại cho mọi người.”

Tiếng Trung  giúp doanh nghiệp làm ăn thuận lợi

Việt Nam đang bước chân sâu hơn vào thị trường toàn cầu, Trung Quốc đất nước tỷ dân là một thị trường không thể bỏ qua, đồng thời con số đối tác Trung Quốc vào Việt Nam đầu tư cũng không hề nhỏ.

Vai trò của tiếng Trung - cơ hội nghề nghiệp
Tiếng Trung đã là một phần không thể thiếu trong chiến lược hội nhập và phát triển (ảnh: Internet)

Ngoài tiếng Anh là thứ ngôn ngữ phổ biến, các doanh nghiệp yêu cầu nhân lực biết tiếng Trung càng ngày càng tăng. Lợi ích của việc tuyển nhân sự biết tiếng Trung – không riêng gì vị trí phiên dịch mà các vị trí trực tiếp sản xuất cũng đòi hỏi tiếng Trung – là doanh nghiệp có thể dựa vào quyền lợi của doanh nghiệp chủ động đàm phán, tránh mắc bẫy của đối tác. Nhân công ngoài trang bị tay nghề nếu biết được ngoại ngữ sẽ hiểu được yêu cầu công việc nhanh hơn và từ đó tăng cao năng suất lao động.

Giám đốc một công ty sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cho biết: “Ngày trước công ty hầu như không ai biết tiếng Trung, khi có khách hàng lớn Trung Quốc hỏi hàng, phải thuê một bên phiên dịch, nhiều khi tốn kém mà không đảm bảo quyền lợi của công ty, từ khi công ty tuyển hẳn nhân viên biết tiếng Trung, và đòi hỏi đội ngũ công nhân lành nghề biết tiếng, do hiểu được yêu cầu của đối tác mà năng suất lao động tăng, chi phí giảm đáng kể.”

Tiếng Trung mang lại cơ hội việc làm tốt hơn cho thanh niên

Hệ quả trực tiếp liên quan đến sự cần thiết của tiếng Trung đối với doanh nghiệp là cơ hội việc làm và đãi ngộ hấp dẫn dành cho nhân sự thông thạo tiếng Trung. Nhiều doanh nghiệp Việt luôn tìm kiếm người biết tiếng Trung phiên dịch, tiếng Trung thương mại và sẵn sàng trả lương cao cho những vị trí này.

Bạn Việt, một cựu học viên của Trung tâm THANHMAIHSK, hiện đang du học ở Bắc Kinh tâm sự: “Quê mình ở Hà Tĩnh, nơi có rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp cũng như công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Đài Loan, đang hoạt động. Mình quyết định theo đuổi tiếng Trung chỉ với môt lí do khá đơn giản là khi về quê ngoài tấm bằng Đại học mình còn có thêm chút vốn liếng tiếng Trung cầm tay để có thể dễ dàng xin việc hơn.” Phải chăng ngoại ngữ đâu cứ chỉ để đi xa, biết ngoại ngữ còn có thể giúp lập nghiệp trên chính quê hương mình.

Mặt khác, khi thị trường lao động ngày càng trở nên khắt khe, với tình trạng Cử nhân, Thạc sĩ ra trường nhiều năm vẫn thất nghiệp. Ngoài tiếng Anh là điều kiện tất yếu khi đi xin việc, thì việc có ngoại ngữ thứ 2 là tiếng Trung cũng rất quan trọng để tô điểm cho hồ sơ của bạn.

Tiếng Trung mở rộng chân trời du học và trải nghiệm độc đáo

Du học Trung Quốc những năm gần đây trở thành trào lưu mới trong giới trẻ không chỉ ở riêng Việt Nam. Chính phủ Trung Quốc dành nhiều quỹ học bổng và chương trình giao lưu văn hóa nhằm kết nối với các nước trên thế giới.

Vai trò của tiếng Trung - cơ hội du học
Tiếng Trung dẫn đường để bạn học tập và trải nghiệm tại các thành phố hoa lệ của đất nước láng giềng

Trái với sự ngộ nhận của nhiều người, hệ thống giáo dục Trung Quốc được đánh giá không thua kém nền giáo dục các nước phương Tây, không chỉ bởi cơ sở vật chất hiện đại tiên tiến, mà còn bởi tính học thuật và tính ứng dụng cao trong mọi ngành nghề được đào tạo. Nhiều trường Đại học tại Bắc Kinh, Thượng Hải như Đại học Bách khoa Bắc Kinh, Đại học Phúc Đán, Đại học Giao thông Thượng Hải, …đã là mục tiêu, ước mơ hấp dẫn cho du học sinh toàn cầu. Ngoài được đi du học, đây còn là cơ hội du lịch, trải nghiệm, khám phá ẩm thực văn hóa mà bất cứ bạn trẻ nào cũng không thể khước từ.

Để du học bậc Đại học các trường ở Trung Quốc, bạn nên có ít nhất chứng chỉ HSK cấp 4, và với các bậc cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ, bạn sẽ cần chứng chỉ HSK cấp 5, cấp 6. Thông thường, với lộ trình phù hợp, từ một người chưa biết tiếng Trung, bạn có thể chỉ cần 6 tháng để đạt HSK4, 1 năm để đạt được HSK5 và khoảng 1,5 – 2 năm để có HSK6. Lựa chọn được đơn vị đào tạo chất lượng, có trình độ sư phạm tốt sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc mà vẫn đảm bảo nền tảng ngôn ngữ vững vàng.

Hiện nay trung tâm tiếng Trung THANHMAIHSK là một trong số ít trung tâm đào tạo được Sở GD&ĐT Hà Nội cấp phép, đồng thời là trung tâm duy nhất thực hiện được cam kết 100% giảng viên đại học có hàng nghìn giờ dạy kinh nghiệm và đảm bảo đầu ra 100% cho lộ trình học tập riêng của mỗi học viên. Thành tích cao nhất của  học viên THANHMAIHSK là HSK4 284 điểm sau 4 tháng học tập, HSK5 265 điểm sau 10 tháng, HSK6 216/300 sau 1,5 năm.

Kết luận:

Như vậy, dù tiếp cận theo góc độ nào, tiếng Trung vẫn có vai trò to lớn, để chúng ta trở nên bản lĩnh, tự tin, cho phép chúng ta có thể đường hoàng đối mặt với thách thức, đặc biệt trong bối cảnh đất nước và thế giới đang biến động đầy phức tạp.

ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY


Tham gia bình luận:

Đăng

nhận

vấn
ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY