Trung quốc cổ đại có những người mẹ vô cùng nổi tiếng, bởi trí tuệ, sự dạy dỗ, sự hậu thuẫn của họ đã góp phần định hình lên vận mệnh cho con cái và cho đất nước.
Đầu tiên không thể không nhắc đến bà Trương thị mẹ của Manh tử (là một trong những nhà tư tưởng lớn nhất Trung Quốc sống vào thế kỉ thứ 4 trước công nguyên). Mạnh Tử mất cha từ nhỏ và lớn lên bằng sự nuôi dưỡng của me. Dù gia cảnh rất nghèo khó nhưng điều đó không thể ngăn bà tìm một môi trường thật tốt cho việc nuôi dạy con mình.
Chuyện kể rằng Mạnh mẫu đã chuyển nhà ba lần cho đến khi tìm được một nơi phù hợp cho sự phát triển của con mình. Lần đầu tiên ngôi nhà của họ ở gần một nghĩa địa. Bà để ý thấy Mạnh Tử thường bắt trước những người khóc lóc đưa tang, bà nhận thấy đây không phải một môi trường tốt cho con trai, do đó bà đã chuyển đến sống gần một khu chợ. Thế nhưng ngay khi bà nghe thấy Mạnh Tử nhại theo giọng điệu tranh cãi mặc cả của dân buôn ở đó bà quyết định dọn nhà một lần nữa bà không muốn con trai mình cư sử như dân chợ búa. Quan niệm của Trung Quốc thời xưa các lái buôn và thương nhân được coi là tầng lớp thấp nhất trong xã hội.
Mạnh mẫu sau đó chuyển nhà đến gần trường học. Khi thấy Mạnh Tử học theo phong thái của các thư sinh bà cho rằng đây chính là nơi phù hợp để nuôi dạy con trai. Nhờ ảnh hưởng của các học giả ở đó mà cậu bé Mạnh tử đã chuên cần học tập và sau này đã trở thành một tronh những học giả nổi tiếng nhất lịch sử Trung Hoa. Ngày nay câu “ Manh mẫu chuyển nhà ba lần” đã trở thành câu thành ngữ nổi tiếng trong kho tàng thành ngữ tiếng Trung.