Hiện nay có các loại chứng chỉ tiếng Trung nào. Học tiếng Trung thi bằng nào. Học tiếng Trung lấy bằng nào phù hợp.
Tiếng Trung là ngôn ngữ có số lượng người sử dụng lớn nhất thế giới. Cũng như tiếng Trung, người học tiếng Trung muốn có chứng nhận về trình độ cần có các chứng chỉ tiếng Trung. Vậy các loại chứng chỉ tiếng Trung hiện nay có bao nhiêu loại, chức năng cũng như học tiếng Trung lấy chứng chỉ ở đâu? Cùng tiếng Trung THANHMAIHSK tìm hiểu nhé!
Các loại chứng chỉ dành cho người học tiếng Trung
1. Chứng chỉ HSK
HSK là viết tắt của cụm từ Hanyu Shuiping Kaoshi (汉语水平考试). Đây là cuộc thi nhằm kiểm tra trình độ ngôn ngữ Tiếng Trung cho người muốn đến Trung Quốc học tập và làm việc. Được HANBAN –một tổ chức phi chính phủ liên kết với Bộ giáo dục nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa tổ chức.
Chứng chỉ HSK có giá trị trên toàn thế giới. Điểm số thi có hiệu lực trong thời gian dài. Nếu áp dụng điểm số này như là Chứng chỉ Năng lực tiếng Trung để nộp hồ sơ đầu vào của các trường ĐH hoặc Học viện thì hiệu lực của chứng chỉ là trong 2 năm kể từ ngày cấp. Tại Việt Nam vấn đề hiệu lực HSK không khắc khe nhiều như ở các quốc gia khác, chỉ cần bạn có chứng chỉ HSK thì khả năng bạn được tuyển dụng vào các công ty, doanh nghiệp Trung Quốc rất lớn. Đây là ưu thế của những bạn đã luyện thi chứng chỉ HSK và có nhu cầu làm việc với các công ty, doanh nghiệp Trung Quốc.
Các cấp độ tiếng Trung trong kỳ thi HSK?
HSK cũ có 11 cấp độ. Hiện nay, các cấp độ tiếng Trung HSK gồm 6 cấp:
- HSK 1 – HSK 2: sơ cấp thấp, chưa được cấp chứng chỉ.
- HSK 3 – HSK 4: sơ cấp trung
- HSK 5 – HSK 6: cao cấp.
Xem thêm: Chứng chỉ HSK cấp mấy là đủ cho bạn
2. Chứng chỉ TOCFL
TOCFL (Test of Chinese as a Foreign Language) là kỳ thi năng lực Hoa ngữ do ba đơn vị nghiên cứu: Trung tâm giảng dạy Quốc ngữ, Viện ngôn ngữ giảng dạy tiếng Hoa và Trung tâm trắc nghiệm giáo dục tâm lý thuộc Đại học Sư Phạm Đài Loan cùng nghiên cứu phát triển. Từ tháng 12 năm 2003 Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ chính thức đưa vào thi cử, và đến nay thí sinh đăng ký dự thi đến từ hơn 60 quốc gia trên thế giới. TOCFL là một trong các loại bằng tiếng Trung có giá trị và phổ biến hiện nay.
Để Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ có thể tiến gần đến với tiêu chuẩn ngôn ngữ quốc tế, để là công cụ đánh giá quốc tế giúp thí sinh đánh giá được năng lực ngoại ngữ của chính mình, từ năm 2008, Ủy ban Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ đã tích cực nghiên cứu Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ phiên bản mới và chính thức đưa vào sử dụng từ năm 2013.
Từ năm 2013 các cấp độ tiếng t rung trong Kỳ thi Năng lực Hoa ngữ (TOCFL) được chia thành 3 Bang 6 cấp, bao gồm:
- Ban d A gồm cấp 1(Cấp Nhập môn), cấp 2 (cấp Căn bản);
- Band B gồm cấp 3 (cấp Tiến cấp), cấp 4 (cấp Cao cấp);
- Band C gồm cấp 5 (cấp Lưu loát), cấp 6 (cấp Tinh thông).
Luyện thi chứng chỉ TOCFL cam kết đỗ 100% tại THANHMAIHSK!!!
3. Chứng chỉ HSKK
HSKK được gọi là: Thi trình độ khẩu ngữ tiếng Trung, mục đích chủ yếu để đánh giá trình độ biểu đạt bằng khẩu ngữ của ứng viên. Thi HSKK bao gồm HSKK sơ cấp, HSKK trung cấp và HSKK cao cấp, được thi dưới hình thức thu âm.
Các các cấp độ tiếng Trung chứng chỉ HSKK:
- HSKK (Sơ cấp) : Hướng đến những học viên có thời lượng học tiếng Trung từ 2-3 tiết học mỗi tuần, thời gian học từ 1 đến 2 kỳ học và nắm được khoảng 200 từ tiếng Trung thường dùng trong đàm thoại hàng ngày.
- HSKK (Trung cấp): Hướng đến những học viên có thời lượng học tiếng Trung từ 2-3 tiết học mỗi tuần, thời gian học từ 1 đến 2 năm học và nắm được khoảng 900 từ tiếng Trung thường dùng trong đàm thoại hàng ngày.
- HSKK (Cao cấp): Hướng đến những học viên có thời lượng học tiếng Trung từ 2-3 tiết học mỗi tuần, thời gian học từ 2 năm học trở lên và nắm được khoảng 3000 từ tiếng Trung thường dùng trong đàm thoại hàng ngày.
4. Chứng chỉ A,B,C Quốc gia
– Chứng chỉ do bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam cấp. Và được tổ chức thường xuyên tại các cơ sở đào tào ngoại ngữ và sở giáo dục đào tạo địa phương được Bộ cấp phép
– Chứng chỉ của Bộ giáo dục là chứng chỉ Quốc gia có giá trị cao nhất trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Học viên có thể dùng Chứng chỉ Tiếng Trung để xét tốt nghiệp, thi nâng ngạch lương, bổ sung hồ sơ công chức, hồ chứng chứng chỉ ngoại ngữ thứ 2, xin việc làm…
– Tùy vào trình độ và mức tiếp thu của người học mà có thể đạt được những cấp độ khác nhau.
– Người bắt đầu học từ vỡ lòng, thông thường 6 tháng sau có thể thi chứng chỉ A, 9 tháng thi chứng chỉ B và 1 năm thi chứng chỉ C.
Tại Đà Nẵng, Sở Giáo dục – Đào tạo Thành phố 2 tháng tổ chức kỳ thi lấy chứng chỉ A,B,C một lần. Và Đại học Ngoại Ngữ tổ chức theo các đợt trong năm.
Thi chứng chỉ tiếng Trung ở đâu?
Hiện nay, không phải trường nào, đơn vị nào cũng được tổ chức thi. Dưới đây là các địa điểm để bạn sẽ biết thi chứng chỉ tiếng Trung ở đâu nhé!
Thi chứng chỉ HSK và HSKK ở đâu?
1. Ở miền bắc
- Trường đại học Hà Nội
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia
- Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên
2. Ở miền Trung
- Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế, số 57 Nguyễn Khoa Chiêm, thành phố Huế
3. Ở miền Nam
- Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Thi chứng chỉ TOCFL ở đâu?
1. Ở miền bắc
- Trung tâm Giáo dục Đài Loan tại Hà Nội – Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
2. Ở miền Trung
- Phỏng Đào tạo – Trường Đại Học Nha Trang
- Khoa tiếng Trung – Đại Học Ngoại ngữ Đà Nẵng
- Khoa Ngoại ngữ-Trường ĐH Đà Lạt
3. Ở miền Nam
- ĐạiHọc Đồng Tháp
- Phòng Giáo dục, VP Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại TPHCM
- Trường Đại Học Sư phạm TPHCM
- Trường Bổ túc Hoa ngữ Cần Thơ
Thi chứng chỉ tiếng Trung trình độ B ở đâu?
Theo quy định hiện tại, Bộ Giáo dục không tổ chức thi và cấp chứng chỉ trực tiếp. Theo đó, Bộ sẽ ủy quyền lại cho các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các đơn vị trực thuộc…tự tuyển sinh, đào tạo, tổ chức thi.
Xem thêm: