Bạn làm việc và quan tâm đến tiếng Trung Hành chính- Thương mại. Kỹ năng học viết như nào? Cùng tìm hiểu ngay dưới đây nhé.
Giai đoạn 1: Văn ứng dụng hành chính
Văn bản ứng dụng hành chính là một loại văn bản rất quan trọng đối với những bạn còn đang đi học hay với những người đã đi làm. Đây là một loại văn bản mà chúng ta thường xuyên phải dùng đến tuy nhiên không phải ai cũng có thể viết được một mẫu văn bản hành chính hoàn thiện và chính xác. Trong giai đoạn viết văn ứng dụng hành chính, yêu cầu về cấu trúc câu và tu từ khác hoàn toàn so với ngôn ngữ của giai đoạn viết một bài luận cơ sở. Do yêu cầu của loại văn bản giao tiếp hành chính phải đạt được sự trang trọng nên câu cú và kết cấu văn bản đều có khung sẵn, chúng ta phải tuân theo khung văn bản đã có sẵn. Chúng ta nên có bản đối chiếu giữa từ ngữ văn ứng dụng hành chính với ngôn ngữ của văn bản sơ cấp để hiểu nghĩa của từ và cách dùng. Đồng thời chúng ta cũng nên tham khảo các mẫu văn bản ứng dụng hành chính đã có sẵn.
Giai đoạn 2: Văn ứng dụng thương mại
Có thể nói đây là phần quan trọng nhất và cũng cần thiết nhiết trong kĩ năng viết tiếng Trung bởi nó sẽ được ứng dụng trực tiếp vào công việc hàng ngày của chúng ta. Văn bản ứng dụng thương mại là loại văn bản ứng dụng chuyên môn, có yêu cầu riêng về hình thức và cấu trúc. Người học phải nắm được hình thức cấu trúc ( form) và hiểu các thuật ngữ viết tắt bằng tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra nên chú ý đến cách viết con số ở các bản báo cáo và hợp đồng, đặc biệt là số thập phân, hàng chục hàng trăm hàng nghìn trở lên,…
Chúng ta cũng nên tìm các văn bản gốc được sử dụng phổ biến ở các công ty để lấy mẫu học tập theo. Những bài tập tình huống nhất là tình huống thương mại giữa hai nước trong giai đoạn này phải được chú trọng vì chúng có khả năng gợi ý và liên hệ thực tế cao.
Những mẹo nâng cao khả năng viết:
1, Tìm và sưu tầm câu hay, đoạn văn hay để mô phỏng và làm theo.
Xem thêm: Những câu nói tiếng Trung hay
2, Khi xem xong một bộ phim, đọc xong một câu chuyện nên viết nhận xét hoặc khái quát nội dung hoặc nêu cảm xúc về một nhân vật, hoặc tình cảm với một nhân vật yêu nhất hay ghét nhất.
3, Tập viết hoàn thiện những kịch bản hay câu chuyện có khả năng diễn biến theo nhiều chiều hướng khác nhau.
4, Những bạn học cùng nhóm hay những người cùng quan tâm một chủ đề nên bàn luận với nhau để đưa ra những ý tưởng hay, những câu hay.
5, Nên nói trôi chảy cả câu rồi mới đặt bút viết vì khi nói sẽ có ý thức điều chỉnh tư duy theo hướng mạch lạc hơn, tránh được những lỗi sai.
6, Hãy đặt câu hỏi cho đối tượng mình định miêu tả. Vì những câu hỏi kích thích người viết suy nghĩ kĩ hơn về đối tượng đó, có khả năng huy động từ vựng nhiều hơn, bài viết sẽ phong phú và sinh động hơn.
7, Trước và sau khi viết văn nên có hình dung về cấu trúc của toàn bộ văn bản. Chia văn bản thành mấy phần, phần nào là trọng tâm, đâu là điểm nhấn của văn bản? Qua đó phân bố thời gian viết từng phần sao cho hợp lí.
8, Nên dùng thành ngữ phù hợp để biểu đạt những câu quá dài mà vẫn chưa biểu đạt được đầy đủ ý của người viết. Chủ động sưu tầm, tìm hiểu ý nghĩa chính xác của thành ngữ để sử dụng khi cần thiết.
9, Khi viết văn nếu gặp đề chứng minh hay phân tích nhưng người học không cókhả năng lập luận hay lập luận kém thì nên bắt đầu bằng việc kể chuyện, từ câu chuyện suy ra ý kiến của bản thân.
10, Chú ý cách diễn đạt đặc thù của người Trung Quốc và ghi chép vào sổ tay, ghi rõ tình huống sử dụng để dùng khi cần thiết.
Hy vọng bài viết này giúp ích được cho các bạn, chúc các bạn học tốt!