10 kiếp nạn thỉnh kinh tiếng Trung chắc chắn ai cũng phải vượt qua

10 kiếp nạn học tiếng Trung Quốc cần vượt qua

“Các bạn biết đó, đường Tăng đã tu 9 kiếp và cả 9 kiếp đều nỗ lực thỉnh kinh. Nhưng phải đến kiếp thứ 10 mới thành công.
Cả 9 kiếp trước, ông đều bị chết ở sông Lưu Sa Hà, chính là nơi mà Sa Tăng trấn giữ.
Thật tình cờ, khi học tiếng Trung, cũng có 10 kiếp nạn cực kỳ phổ biến mà bất kỳ người học tiếng Trung nào cũng đều phải vượt qua nếu muốn nắm vững môn ngoại ngữ đặc biệt thú vị này.”

Trước khi chuẩn bị vượt qua các kiếp nạn tiếng Trung. Hãy chắc rằng bạn có ít nhất một người đồng hành trên con đường này. Vì tự vượt qua nó là điều gần như không thể.

  • 1. Thanh 4 và thanh 1

Tiếng Trung có hai thanh điệu đặc biệt khó nhớ và phân biệt. Thanh bốn và thanh một. Chắc các bạn học tiếng Trung Quốc đều hiểu, để phân biệt hai thanh này không dễ.

Nhưng thật may mắn, THANHMAIHSK tặng bạn một bí kíp vượt kiếp nạn này. Đa số các từ mang thanh 4 trong tiếng Trung thì âm Hán Việt của chúng là dấu sắc, nặng, huyền. Các từ mang thanh 1 trong tiếng Trung thì âm Hán Việt của chúng là âm không dấu.

Lấy ví dụ:

家 Jiā (thanh 1) – Gia (không dấu)

空 Kōng (Thanh 1) –  Không (không dấu)

月  Yuè (Thanh 4) – Nguyệt (dấu nặng)

气  Qì (Thanh 4) – Khí (dấu sắc)

Tuy nhiên không phải quy luật này luôn đúng. Vẫn luôn có ngoại lệ ví dụ như từ 喝 Hē (Thanh 1) nhưng âm Hán Việt từ này là “Hát” lại mang dấu sắc (từ này trong tiếng Việt hiện đại chỉ hành động “uống”). Nhưng độ chính xác của quy luật này lên đến 80-90%.

học tiếng trung quốc
  • 2. Âm bật hơi và không bật hơi

Âm b và âm p phân biệt bằng mỗi sự bật hơi hay không

Âm ch và âm zh cũng vậy

Âm d và âm t cũng na ná

Âm g, h và âm k thì còn khó phân biệt hơn

Quả là rất khó phải không nào?Không có cách nào khác, Hãy chú ý luyện tập thật nhiều, để tránh nhầm lẫn giữa các âm tiết này bạn nhé. Bạn có thể học chuẩn hóa phát âm với các bài học sau:

Tham khảo: livestream luyện phát âm chuẩn THANHMAIHSK

  • 3. Vượt qua hàng triệu chữ Hán như “sách trời”

Gần như ai mới nhìn vào tiếng Trung cũng có nhận định đây là “sách trời”.  Các ký tự giun dế loằng ngoằng như ký tự cổ đại sẽ làm nản lòng không ít người.

Nhưng thực tế tiếng Trung không khó như vậy, chỉ cần bạn học đúng cách và chăm chỉ.

Tiếng Trung thực tế được cấu thành từ số lượng các bộ cố định và có tính quy luật. Theo thống kê, có khoảng 214 bộ cấu thành các từ tiếng Trung. Nhưng thực tế, trong số 214 bộ đó, có đến gần nửa là các bộ lặp lại, chỉ thay đổi vị trí sắp xếp. Nên số lượng các bộ chỉ có khoảng hơn 100 một chút.

Điều đặc biệt là các bộ cấu thành các chữ Hán lại thường mang một phần ý nghĩa của từ đó luôn, nên rất tiện cho việc nhớ nghĩa.

Ví dụ: 妈 bao gồm một bộ nữ (女)chỉ nghĩa (phụ nữ) và một nửa chỉ âm đọc gần đúng (马) cấu thành từ mang nghĩa: Mẹ

  • 4. Nghe người Trung Quốc nói chuyện như tiếng sao Hỏa

Cho dù đã học tiếng Trung Quốc lâu năm nhưng bạn vẫn mắc kẹt với các đề thi nghe hoặc xem phim vẫn cần phụ đề.

Đây là tình trạng đáng báo động. Nó sẽ cản trở bạn rất nhiều trên con đường chinh phục tiếng Trung.

Chỉ có cách liên tục giao tiếp với người bản xứ hoặc liên tục xem phim, show Trung Quốc để cải thiện mà thôi.

Nhưng gặp người bản xứ ở đâu được cơ chứ? Hiện tại ở Hà Nội, có trung tâm tiếng Trung  THANHMAIHSK thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu hàng tuần với người bản xứ, và hoàn toàn miễn phí.

học tiếng trung quốc
  • 5. Định kiến về Trung Quốc

Có thể nói đây là một trong những kiếp nạn to đùng mà bạn cần vượt qua nếu muốn tiếp cận với tiếng Trung. Tôi đã từng thấy rất nhiều người nói rằng: học tiếng Trung làm gì, tôi không ưa Trung Quốc!

Định kiến giữa hai dân tộc là một sự thực tồn tại. Nhưng ngôn ngữ không phải thủ phạm gây ra định kiến đó. Hơn nữa, cổ nhân nói rằng: “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Học tiếng Trung Quốc không chỉ để hiểu về Trung Quốc, mà còn là để tự tăng cơ hội cho bản thân trong bối cảnh các ngoại ngữ khác đang bão hòa.

  • 6. Ranh giới mông lung như một trò đùa của từ đồng nghĩa/trái nghĩa

Từ trái nghĩa biểu thị cùng 1 ý nghĩa?

Từ đồng nghĩa không thể dùng như nhau?

Có thể bạn không tin nhưng nó lại tồn tại trong tiếng Trung và đây là kiến thức bạn sẽ được tiếp cận khi học lớp tiếng Trung cơ bản.

Ví dụ:

Mặc dù 赢 (thắng) và 败 (Thua) là hai từ hoàn toàn đối lập.
Thế nhưng #我会打赢你 và #我会打败你 lại mang chung một ý nghĩa là “tôi sẽ thắng bạn”
Mặc dù 上 (trên) và 下 (dưới) chỉ hai phương hướng khác nhau
Thế nhưng 我把东西扔在地上 và我把东西扔在地下 lại đều mang nghĩa là “tôi vứt đồ trên mặt đất”
Mặc dù 来(đến) và #去 (đi) chỉ hai hành động khác nhau
Thế nhưng 小二,速度拿酒来 và 小二,速度拿酒去lại đều có ý nghĩa sai khiến tiểu nhị đi lấy rượu mang ra đây mau.
Nhưng chúng ta hãy đến với những từ/cụm từ đồng nghĩa lại không thể sử dụng tương đương nhé. Đây cũng là điều kỳ quặc trong tiếng Trung đó.
Ví dụ:
口(Kǒu) và 嘴 (Zuǐ) là hai từ đồng nghĩa, chỉ cái miệng
Nhưng chúng ta có thể nói: “他亲口跟我说的” nhưng không thể nói: “他亲嘴跟我说的”
全部(Quánbù) và 所有(Suǒyǒu) đều chỉ “tất cả”
Nhưng chúng ta chỉ có thể nói 这些都归你所有 chứ không thể nói 这些都归你全部 để biểu thị ý: “ tất cả những thứ này đều là của bạn
稀有(Xīyǒu) và 稀罕(Xīhan) đều chỉ sự hiếm hoi.
Nhưng 越南下雪时很稀有的事 chứ không thể nói rằng 越南下雪是很稀罕的事 để nói rằng: “Tuyết rơi ở Việt Nam là điều hiếm có”

Chỉ có một cách để chống lại điều này đó là: ghi nhớ ghi nhớ và ghi nhớ!

  • 7. Phương ngữ – ác mộng cho bất kỳ ai

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn, mỗi vùng của Trung Quốc lại có một ngôn ngữ “về cơ bản là tiếng Trung” nhưng thực ra lại khác nhau rất nhiều.

Nếu bạn từng có cơ hội được xem các bộ phim chưởng ngày xưa và so sánh nó với tiếng Trung ngày nay. Bạn sẽ thấy được rõ sự khác biệt đó. Hoặc thử tưởng tượng bạn phải nói chuyện với người ở miền khác ở Việt Nam, và x10 độ khác biệt lên. Đó chính là sự khác biệt giữa các phương ngữ TQ

Việc bạn phải tiếp xúc với những người Trung Quốc thuộc nhiều địa phương khác nhau là điều tất nhiên. Và điều này sẽ khiến bạn gặp trở ngại trong giao tiếp

Nhưng thật may mắn, có một lối thoát cho bạn, đó là hãy yêu cầu họ nói “tiếng Trung phổ thông”, và gần như chắc chắn họ sẽ nói được và bây giờ bạn có thể giao tiếp được rồi.

  • 8. Ngữ điệu

Bạn đã gặp ai được người Trung Quốc khen là nói như người bản xứ còn bạn thì không chưa? Mặc dù kiến thức của bạn như trời biển còn họ chỉ là người bình thường.

Đơn giản là họ đúng ngữ điệu. Nhấn mạnh ở đâu, lên xuống giọng chỗ nào họ nắm vững hơn. Học tiếng Trung Quốc cần rất chú ý ngữ điệu.

Hãy xem thật nhiều chương trình truyền hình hoặc mạnh dạn tiếp xúc với người Trung Quốc để cải thiện bạn nhé.

  • 9. Phiên dịch hiện trường

Học tiếng Trung dù thế nào đi chăng nữa một trong những mục tiêu quan trọng vẫn là có thể phiên dịch được trực tiếp.

Nhưng đây không phải điều dễ dàng, vì dịch trực tiếp cần kỹ năng ghi nhớ và phản xạ tiếng thuộc dạng cực nhạy.

Hãy tập thói quen tốc ký và tự tập dịch nhanh hàng ngày. Hoặc hãy tự giả định mình là một người phiên dịch và dịch các hội thoại của chính mình hàng ngày ra tiếng Trung.

  • 10. HSK – Kiếp nạn cuối cùng
Học tiếng trung quốc

Đây rồi, cuối cùng bạn cũng đến được kiếp nạn cuối cùng.

Nếu tiếng Anh có IELTS, TOEIC… thì tiếng Trung có chứng chỉ HSK.

Đây là chứng chỉ có giá trị toàn cầu và có khả năng quy đổi tương đương với các bằng cấp tiếng Anh.

Xem thêm: Chứng chỉ HSK cấp mấy là đủ cho bạn?

Chinh phục HSK là cửa ngõ cuối cùng trước khi bạn chạm tay vào đỉnh cao tiếng Trung.

Nếu trên con đường thỉnh kinh học tiếng Trung Quốc đầy gian khó, bạn cần những cánh tay đắc lực nhất, hãy tìm đến với THANHMAIHSK nhé.

Tự hào chắp cánh thành công cho hơn 4000 học viên, THANHMAIHSK sẽ luôn là lựa chọn tốt nhất dành cho các bạn có mong muốn học tiếng Trung Quốc.

ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY


Tham gia bình luận:

Đăng

nhận

vấn
ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY