Lễ Thất Tịch – Ngày lễ tình yêu của Trung Quốc (Phần 2)

Lễ Thất Tịch – Ngày lễ tình yêu của Trung Quốc (Phần 2)

Có rất nhiều hình thức để kỷ niệm dịp Tiết Thất Tịch tại Trung Quốc, đa số trong đó là các phong tục tập quán đã được lưu truyền hàng ngàn năm từ thời nhà Hán đến nay. Đối tượng tham gia nhiệt tình nhất các hoạt động này thường là nữ giới, nhưng một số phong tục thậm chí còn nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của mọi tầng lớp trong xã hội. Hãy cùng THANHMAIHSK điểm qua các phong tục độc đáo trong lễ Thất Tịch tại đất nước với bề dày lịch sử và truyền thống đáng kinh ngạc này:

1. Xâu kim “khất xảo”

“Khất xảo” (乞巧), có nghĩa là cầu sự khéo tay. Tục xâu kim bắt nguồn từ đời nhà Hán, được biết đến như tục lệ “khất xảo” cổ xưa nhất còn lưu truyền đến ngày nay. Sách “Tây Kinh tạp ký” có chép: “Thời Hán, vào mùng 7 tháng 7, phụ nữ có tập tục xâu kim 7 lỗ (穿七孔针)”.

lễ thất tịch trung quốc

Thời đó, vào đêm mùng 7 tháng 7 âm lịch, các cô gái sẽ đứng dưới ánh trăng sáng, cùng nhau thi xâu chỉ ngũ sắc qua 7 lỗ kim sắp cùng một hàng. Điều này đòi hỏi sự tỉ mẩn và kỹ thuật cao, do ánh trăng mờ mịt khó có thể soi rõ lỗ kim rất nhỏ, chưa kể tới sự tác động của gió khiến các cây kim rung rinh, càng không dễ để xâu chỉ lọt qua. Cô gái nào có thể hoàn thành nhiệm vụ khó khăn này sẽ nhận được sự ngưỡng mộ và tán thưởng của những cô gái khác.

2. Bái tế Chức Nữ

Chỉ có các thiếu nữ và phụ nữ chưa chồng tham gia nghi lễ này, họ thường tụ họp với nhau thành một nhóm từ 5 đến 10 người cùng nhau tổ chức lễ. Nghi thức buổi lễ sẽ diễn ra như sau: Dưới ánh trăng của ngày lễ Thất Tịch bày  một chiếc bàn, trên bàn có trà, rượu, trái cây và năm loại quả và hạt mà Trung Quốc gọi là Ngũ Tử (五子) (Nhãn, táo tàu, hạt dẻ, lạc, hạt dưa); còn có hoa tươi, giấy đỏ, bát hương.

city20120821xueyanyan02

Các cô gái đều tắm gội sạch sẽ trước khi bái tế, đúng giờ hẹn có mặt tại nhà người chủ lễ. Sau khi thắp hương, họ sẽ ngồi xuống quanh bàn, vừa ăn các thức trên bàn vừa hướng về phía vì sao Chức Nữ thầm khấn niệm tâm nguyện. Mọi nguyện vọng của họ như mong ước được xinh đẹp, hy vọng tìm được tấm chồng như ý hay cầu sinh được quý tử, đều có thể hướng sao Chức Nữ cầu nguyện. Nghi lễ kết thúc lúc nửa đêm.

3. Gội đầu

Phong tục gội đầu là một tục lệ khá đặc biệt của phụ nữ Trung Quốc trong lễ Thất Tịch. Sách “Du huyện chí” xuất xứ ở vùng Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, ghi lại rằng: “Ngày 7 tháng 7, phụ nữ hái lá bách và cành đào, nấu với nước để tắm gội”. Người ta tin rằng, lấy nước từ sông suối vào ngày này giống như lấy nước từ dải Ngân Hà, nước mang theo sức mạnh thần bí có thể gột sạch tất cả bụi trần. Có nơi còn gọi là “Nước thánh Chức Nữ”, các cô gái tin rằng việc tắm gội bằng “nước thần” sẽ giúp các cô có được sự phù hộ của nàng tiên Chức Nữ.

4. Nhuộm móng tay

20120812143206395

Nhuộm móng tay vào ngày Thất Tịch là phong tục lâu đời ở miền Tây Nam Trung Quốc, các thành phố thuộc tỉnh Tứ Xuyên như Quý Châu, Quảng Đông ngày nay cũng vẫn giữ phong tục này. Rất nhiều cô gái ở các vùng miền này thích dùng nước nấu từ vỏ cây để gội đầu, tương truyền điều đó không chỉ đem lại vẻ đẹp và tuổi trẻ, mà còn giúp các cô gái chưa chồng may mắn sớm chọn được đấng lang quân như ý. Dùng các loại nước màu chiết xuất từ hoa cỏ để nhuộm móng tay cũng là phong tục được nữ giới đặc biệt yêu thích trong dịp lễ Thất Tịch. Phong tục này gắn liền với tín ngưỡng về sinh nở từ thời cổ xưa.

5. Ăn “Xảo quả”

lễ thất tịch

Trong các thức các món của ngày Thất Tịch, Xảo quả (巧果) là món ăn nổi tiếng nhất. Xảo quả  còn có tên gọi khác là “Khất xảo quả” (乞巧果子), là một loại bánh ngọt rán mỏng được làm từ bột, đường (hoặc mật), và mè. 

Đầu tiên, những người phụ nữ sẽ cho đường vào nồi và nấu lên, sau đó cho bột và mè vào. Khi hỗn hợp đã nhuyễn, họ đặt lên bàn và cuộn thành một tấm mỏng, sau đó cắt ra theo hình vuông hoặc trụ tròn. Những thỏi bột này được nặn thành những hình dạng khác nhau và được rán cho đến khi vàng ươm.

Xảo quả không đơn giản chỉ là một món ăn, tặng Xảo quả cho người thương trong ngày Thất Tịch đồng nghĩa với lời tỏ tình say đắm nhất. Vậy nên, theo dòng thời gian, Xảo quả của lễ Thất Tịch đã trở thành biểu tượng và lời tuyên ngôn mãnh liệt cho tình yêu.

ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY


Tham gia bình luận:

Đăng

nhận

vấn
ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY